Bánh Căn
Đi xa, ai cũng nhớ Quê Hương, nhớ
nơi tôi đă sanh ra và lớn lên. Tôi nhớ cảnh
củ người xưa, những kỷ niệm xa
xưa c̣n in đậm trong tâm tư như thể mới
xẩy ra ngày hôm qua.
Tôi đang ở trong một thành phố nhỏ, nơi
này ít người Việt, muốn ăn một món
ăn có hương vị quê hương th́ rất
khó. Có lúc tôi tự chế, ăn cho đă thèm, mà
dù có nổ lực mấy đi nửa th́ nó cũng
không sao bằng với cái hương vị bên nhà.
Một trong những món ăn mà tôi thích nhứt là
bánh Căn. Không biết ai đă sáng chế ra món
bánh này, từ lúc nào, và v́ sao nó lại có cái tên
bánh "Căn", v́ sao cùng một loại bánh mà
người Saigon Miền Nam lại gọi là bánh
"Khọt". Cái danh từ bánh Căn nghe thấy
thèm, c̣n Khọt th́ nghe hơi bẩn, khó cho ḿnh bỏ
vào miệng, nhưng nếu có lở bỏ vào miệng
rồi th́ tôi nghỉ cũng khó mà nuốt xuống
cổ họng. Tôi đă đi qua 11 tỉnh miền
nam, thăm nhiều chợ, ăn nhiều thứ
nhưng riêng bánh Khọt th́ rất khó mà t́m thấy
trong vùng này. Ngay cả thành phố Saigon cũng không
dể t́m ra một hàng bánh Khọt. Nói chung bánh Căn
không phổ thông trong toàn thể miền nam nước
Việt. Ngược lại, bánh Căn là món bánh rất
phổ thông ở miền Trung. Nó là loại bánh rất
b́nh dân và rẽ.
Nguyên liệu làm bánh căn
rất đơn sơ, chỉ cần một chén bột
gạo pha với nước, một bó hẹ xắc
nhỏ. bỏ vào cái oánh nhỏ, cho chút dầu, bắt
lên bếp xào chín. Nước chấm th́ lấy mấy
con tôm tươi, bầm nhỏ, xắc nhỏ trái
cà chua, lấy cái xoan nhỏ, vài chén nước, bỏ
tôm và cà vô nấu cho sôi, thêm nước mấm
cho vừa ăn, bỏ ít đường cho ngọt,
khi ăn, thêm xí ớt cho cay.
Bà con ở nước ngoài muốn ăn bánh Căn
cho đúng khẩu vị Ninh Ḥa th́ hơi khó. Ở
nước ngoài không có bán ḷ và khuôn bánh Căn.
Thường th́ ḿnh gọi bạn bè tới, xúm
nhau pha bột, đúc bánh trên cái ḷ ga, khuôn bánh th́
dùng khuôn bánh muffin, bằng gan thép, loại làm bánh
Thửng của Việt Nam, ăn tạm cho vui.
Bánh Căn ngon kiểu Ninh Ḥa, phải đúc bằng
ḷ đất sét, đốt bằng than đưót.
Khuôn bánh Căn làm bằng đất sét. Cái
ḷ đựng than, h́nh tṛn, đường kính to khỏan
6 tất, trên có cái nắp mặt bằng, có mười
cái lổ. Mổi cái lổ có một cái khuôn tṛn
và cạn to bằng cái chén em. Mổi khuôn có cái nấp
vung để đậy.
Trước khi đúc bánh, ḿnh châm nửa, quạt
than cho đỏ hồng, để khuôn lên, chờ
cho nóng, múc một giá bột đổ vào khuôn,
đậy cái nấp vung lại, chờ bột chín,
cầm cái th́a, múc cái bánh ra, bỏ vào dĩa, phết
lên ít mở hẹ là xong. Thường th́ cứ hai
cái bánh úp lại thành cập. Muốn ăn bao nhiêu
cập tùy ư.
Cái bánh Căn ngon phải được đúc với
lửa thật cao, cái bánh phải ḍn, trên mặt
cái bánh có mấy cái lổ nhỏ ly ty. Lúc ăn, gắp
cái bánh nóng đầy mở hẹ nhúng vào chén mắm,
bỏ vào miệng nhai, ḍn ḍn, béo béo thơm thơm
mùi hẹ, vừa nhai vừa húp một húp nước
mắm nghe caí rột. Ngon de kêu.
Muốn chơi sang bỏ thêm cái hột vịt hay hột
gà vào bánh, đợi bánh chín, dở nấp vung ra
thấy trồng đỏ nằm giửa cái bánh
trông giống như cái cờ Thiên Hoàng của Nhựt
Bổn.
Cách ăn bánh Căn bây giờ khác hơn hồi
xưa một chút xíu. Trước 75 bánh căn lấy
từ khuôn ra, để vào dĩa, phết mở hẹ,
rồi đưa cho khách ăn. Bây giờ, mở hẹ
đựng trong cái tô, bánh đúc xong, lấy bánh ra
để vào dĩa, đưa cho khách ăn mà không
phết mở hẹ. Người ăn lấy cái
chén, múc chén mắm, múc muổn mở hẹ bỏ
vào chén mắm, gắp cái bánh nhúng vào mắm mà
ăn.
Ăn bánh Căn ngon phải ngồi trước hàng
bánh, vừa đúc vừa ăn bánh nóng mới ngon
miệng. Ở Ninh Ḥa, tháng Mười trời
mưa lác đác, lành lạnh, trùm cái áo mưa, ngồi
trước hàng bánh, ăn cái bánh Căn nóng, nước
mắm thật cay th́ tuyệt vời.
Tôi về Việt Nam
nhiều lần, và đi nhiều nơi trong nội
địa Việt Nam. Mổi lần về tôi đều
cố gắng t́m cho đưọc những món
đặc sản của quê hương ăn cho
đă cơn nhớ. Có một lần, từ Saigon,
tôi lên chiếc AirBus 320 của Hàng Không Việt Nam,
chỉ mất 35 phút đồng hồ là về
đến Nha Trang. Tôi vội xách cái balô, ra khỏi
phi cảng, bắt chiếc Taxi chạy lên Ga cho
kịp chuyến xe lữa 6 giờ sáng đi Vạn
Giă. Xe chạy đến Ninh Ḥa, xe ngừng mười
lăm phút rồi chạy tiếp. Ra đến ga Giă
lúc 8 giờ sáng, bốc hành lư đi ra khỏi phi cảng,
tôi lên xe ôm chạy xuống xóm chùa đường
Trần Hưng Đạo gần chợ cá, có hàng
bánh Căn ngay bên vệ đường, ăn một
chầu no nê, vô cùng thích thú.
Đường B́nh
|